Di sản kiến trúc

THÁP POKLONG GIRAI

Cách thành phố Phan Rang 9km về hướng Tây Bắc, là địa điểm toạ lạc của một trong những ngọn tháp hùng vĩ, nguyên vẹn nhất dọc dải miền Trung, một trong những biểu tượng của văn hoá Chăm, đó là cụm tháp PoKlong Girai. Tháp toạ trên đồi Trầu, phường Đô Vinh là một quần thể bao gồm 6 tháp nhưng đến bây giờ chỉ còn 3 tháp nguyên vẹn: Tháp chính (Kalan thờ chính, cao khoảng 21m), Tháp lửa (cao khoảng 9m), tháp cổng (đối diện tháp chính, cao khoảng 8,5m). Tháp được xây dựng vào thế kỉ XIII, thờ đức vua PoKlong Girai (1151 – 1205), người có công lớn đuổi quân Khmer xâm lược, dẫn thuỷ nhập điền cho dân tiểu quốc Panduranga (Phan Rang ngày nay), hệ thống công trình đập Nha Trinh và kênh đào vẫn còn được sử dụng cho đến ngày hôm nay.

Xem thêm

Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa
này được gọi là KALAN
 

HUYỀN THOẠI THÁP POROME 
Tháp Pô Rome hiện là tháp có niên đại gần nhất trong toàn bộ những tháp/ quần thể tháp dọc dải miền Trung. Toạ lạc tại làng Chăm Hậu Sanh, được xây dựng để thờ đức vua Po Rome trị vì vương quốc Champa trong khoảng gần 30 năm có nhiều biến loạn (1627-1651), đức vua tên thật là Jakathaot, là vị vua thông thái, người có nhiều công lao to lớn với sự phát triển của dân tộc Chăm như: Dung hòa mâu thuẫn giữa cộng đồng Chăm Bà La Môn và người Chăm Hồi Giáo thành tập tục Chăm AWAL AHIER thắt chặt tình đoàn kết, phát triển công trình thủy lợi như đập Cà Tiêu, đập Chavin, đập Maren, giữ mối bang giao tốt với các nước láng Đa đảo (Mã Lai, Java), Đại Việt… Với những công đức to lớn như vậy, ông được người Chăm tôn thành một vị thần linh.

Xem thêm

NHỮNG HOA VĂN CHỦ ĐẠO TRONG NỀN ĐIÊU KHẮC CHAMPA

Một trong những nơi lưu dấu nhiều di sản kiến trúc, điêu khắc có giá trị cao về văn hoá và nghệ thuật đó là Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Champa Đà Nẵng. Bảo tàng này lưu giữ hơn 2000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó ¼ số hiện vật được trưng bày. Đây là những cổ vật nguyên bản, nghĩa là không làm theo cách mô phỏng lại, thể hiện trên 3 chất liệu chính: đất nung, sa thạch và đồng. Niên đại khoảng thế kỉ VIII đến TK XV với tuyến tính theo từng phong cách nghệ thuật trên niên biểu. 

Xem thêm

di tích tháp chăm

Tháp Đôi - Bình Định

Tháp Bánh Ít - Bình Định

Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam

 

Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam

Tháp Ponugar - Nha Trang

Tháp Ponugar - Nha Trang

Tháp Dương Long - Bình Định

Tháp Đôi - Bình Định

Tháp Porome - Ninh Thuận

Cụm tháp Hoà Lai - Ninh Thuận

  • Generic placeholder image
    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỘT THÁP CHĂM
      Trong Brahman giáo, Meru là một dãy núi thần thoại có nhiều đỉnh. Thần Vishnu tối cao ngự trên đỉnh núi cao nhất. Các vị thần khác, tùy theo mức độ đẳng cấp, ngự ở những đỉnh núi cao thấp khác nhau trong dãy Meru. Meru là một biểu tượng có nguồn gốc trong văn hóa Hindu, sau đó…