NHỮNG HOA VĂN CHỦ ĐẠO TRONG ĐIÊU KHẮC CHAMPA

Dọc dải miền Trung, những ngọn tháp Chàm vẫn hiên ngang sừng sựng và tồn tại ngút gần một thiên niên kỷ. Chiều sâu văn hiến và lịch sử của vương quốc xưa, Champa đã sáng tạo một nền văn hoá đa dạng và độc đáo từ sự kết hợp truyền thống bản địa và các yếu tố ngoại lai xâm nhập từ con đừơng hải thương.

Một trong những nơi lưu dấu nhiều di sản kiến trúc, điêu khắc có giá trị cao về văn hoá và nghệ thuật đó là Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Champa Đà Nẵng. Bảo tàng này lưu giữ hơn 2000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó ¼ số hiện vật được trưng bày. Đây là những cổ vật nguyên bản, nghĩa là không làm theo cách mô phỏng lại, thể hiện trên 3 chất liệu chính: đất nung, sa thạch và đồng. Niên đại khoảng thế kỉ VIII đến TK XV với tuyến tính theo từng phong cách nghệ thuật trên niên biểu. Ngoài câu chuyện về từng phong cách nghệ thuật như: Mỹ Sơn E1, Đồng Dương, Trà Kiệu,…một điểm chung của các tác phẩm điêu khắc là hoạ tiết hoa văn. Những hoa văn chính được tổng hợp như sau:

HOẠ TIẾT HOA VĂN HÌNH HOA CÚC

Hoa văn hình hoa cúc được thể hiện nhiều trong đền tháp trên các đài thờ ở tháp Mỹ Sơn E1, niên đại xuất hiện vào thế kỷ VII – VIII. Hoa cúc được điêu khắc thành 4 cánh, chính giữa có nhuỵ hoa. Thời gian cùng sự phong hoá, nhưng những hoạ tiết điêu khắc này vẫn còn thấy rõ, cụ thể trên lanh tô cửa tháp A1 trong quần thể Mỹ Sơn, hoa cúc được khắc rất kỹ xảo, tinh tế, sắc nét với tính đối xứng của hoa cúc với lá thân leo. Một cách mềm mại, tác phẩm điêu khắc này gồm nhiều cánh hoá chụm lại với nhau, giống như hoa đang độ búp đang nở.

HOẠ TIẾT HOA VĂN HÌNH HOA SEN

Hoạ tiết hoa sen là hoạ tiết quan trọng trong hầu hết các tác phẩm và kiến trúc Chăm từ đến thờ Hindu đến Phật viện Đồng Dương, xuất hiện hầu hết ở các phong cách nghệ thuật như: Đản sinh thần Brama , Brama toạ trên cánh sen, đài thờ Uroja ở Trà Kiệu thế kỉ XII, trên đài thờ Vũ nữ phong cách Trà Kiệu,…mỗi bức phù điêu, tác phẩm điêu khắc, hoa sen đều được chế tác khác nhau, hoặc là cánh hoa sen được cách điệu nhưng vẫn giữ được tính mềm mại, hoặc được cắt điệu mạnh mẽ với những đường gờ,…

HOẠ TIẾT HOA VĂN HÌNH HOA DÂY

Trên các trụ cửa các tháp ở Khương Mỹ, xuất hiện rất rõ và nhiều hoa văn hình Hoa dây. Gọi là hoa dây vì thân lá và hoá hoà và nhau, chạm trổ sắc xảo vả tạo thành một dải dài từ trên thân tháp cuống đến đế tháp. Đây là hoa văn cắt điệu nhiều tính tượng trưng và đạt trình độ cao về nghệ thuật.

                          

HOẠ TIẾT HOA VĂN HÌNH CON SÂU

Sở dĩ các nhà nghiên cứu gọi là hoa văn hình con sâu và hoạ tiết tương tự con sâu. Xuất hiện trên đền và tác phẩm ở Đồng Dương (phong cách nghệ thuật Đồng Dương, thế kỉ IX. Theo giả thiết, vì yếu thời tiết và phong hoá mạnh do khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, nên đây là hoạ tiết dải hoa được chạm trổ một cách rất chi tiết. Vì thế đã tạo thành hoạ tiết “rối rắm” và phân biệt được rõ ràng với phong cách Mỹ Sơn, điều này là sự phân biệt được hiện vật điêu khắc và kiến trúc của Đồng Dương với các phong cách khác của Champa.

HOẠ TIẾT HOA VĂN SÓNG NƯỚC HAY NGỌN LỬA

Trên tháp Mẫm (TK XII-XIV) xuất hiện hoa văn rất giống với sóng nước, nhưng đó cũng có thể là lửa. xen kẽ là hình tượng Kala hay các con khỉ. Hoa văn này không mềm mại hoa hoa dây như phong cách Mỹ Sơn, hay phức tạp như Đồng Dương, hoa văn này khá thô và to thể hiện một cách ào ạt, vồn vã của đợt sóng (hay ngọn lửa), thể hiện sự mạnh mẽ, đầy sức sống. Điều này thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh của thần khỉ Hanuman.

                                                             

HOẠ TIẾT HOA VĂN HÌNH HỌC

Có thể là hình vuông, tam giác, tứ giác cân, hình chữ nhật, hình tròn,…đây là những hoa văn phụ, qua những diềm hoa văn quanh các tượng thờ. Nó không nằm trung tâm, ngay phần nhìn ấn tượng, nhưng những hoạ tiết hình học này làm đầy đặn về bố cục của một tác phẩm điêu khắc.

HOẠ TIẾT HOA VĂN TƯỢNG THỜ

Thông thường xuất hiện các tượng thờ được khắc tạo lên những vị thần nhỏ bằng đất nung như Laksmi, mặt nạ Kala hoặc đầu Makara,…Mỗi tượng đất nung này đều mang ý nghĩa riêng, ví dụ; thần Laksmi đại diện cho may mắn và hạnh phúc, bà là nửa kia của Vishnu, vị thần của sinh trưởng và bảo tồn, các điêu khắc Champa thường khắc hình tượng bà trầm tĩnh nhưng mang cảm giác vui tươi; Kala là thần thời gian đồng nghĩa với thần chết, Kala hay đồng nhất với tầhn Shiva ở khía cạnh tượng trưng cho sự huỷ hoại, điêu tàn;  Makara là biểu tượng cho khát vọng về môi trường mưa thuận gió hòa, để con người được làm ăn sinh sống, các loài thú được sinh sôi nảy nở.

                                                            

Dù với phong cách nghệ thuật nào, những hình tượng được điêu khắc trên thân tháp hay là những tác phẩm điêu khắc đều mang một ý nghĩa biểu tượng riêng, mang dấu ấn của Ấn giáo hay Phật giáo mà Champa tiếp nhận. Tính nghệ thuật của những bức phù điêu đạt đỉnh cao trong mặt bằng chung của thời đại này, thể hiện được đa dạng nhiều hình thù khác nhau: mềm mại hay mạnh mẽ, thô bè hay chi tiết cực tiểu, …Cùng tiếp nhận một nền tôn giáo, ảnh hưởng chung của văn hoá bản địa trong khu vực nhưng phong cách nghệ thuật nói chung của Champa đều không trùng lặp với bất cứ nền văn minh nào khác trong khu vực, điều đó thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của người Chăm xưa khi sáng tạo nghệ thuật và tiếp thu văn hoá.

CHAM.VN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Generic placeholder image
    DI SẢN KIẾN TRÚC THÁP POKLONG GARAI
    Cách thành phố Phan Rang 9km về hướng Tây Bắc, là địa điểm toạ lạc của một trong những ngọn tháp hùng vĩ, nguyên vẹn nhất dọc dải miền Trung, một trong những biểu tượng của văn hoá Chăm, đó là cụm tháp PoKlong Girai. Tháp toạ trên đồi Trầu, phường Đô Vinh là một quần thể bao gồm 6…
  • Generic placeholder image
    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỘT THÁP CHĂM
      Trong Brahman giáo, Meru là một dãy núi thần thoại có nhiều đỉnh. Thần Vishnu tối cao ngự trên đỉnh núi cao nhất. Các vị thần khác, tùy theo mức độ đẳng cấp, ngự ở những đỉnh núi cao thấp khác nhau trong dãy Meru. Meru là một biểu tượng có nguồn gốc trong văn hóa Hindu, sau đó…
  • Generic placeholder image
    HUYỀN THOẠI THÁP POROME
    Tháp Pô Rome hiện là tháp có niên đại gần nhất trong toàn bộ những tháp/ quần thể tháp dọc dải miền Trung. Toạ lạc tại làng Chăm Hậu Sanh, được xây dựng để thờ đức vua Po Rome trị vì vương quốc Champa trong khoảng gần 30 năm có nhiều biến loạn (1627-1651), đức vua tên thật là Jakathaot,…