VĂN HÓA

…. LÀ CÁI GÌ CÒN LẠI KHI NGƯỜI TA 
QUÊN HẾT CẢ, LÀ CÁI GÌ VẪN THIẾU
KHI NGƯỜI TA ĐÃ HỌC TẤT CẢ

VĂN HOÁ LÚA NƯỚC CỦA  NGƯỜI CHĂM


Người Chăm thường sinh sống tập trung trong làng Chăm, mỗi làng Chăm có khoảng từ 300-500 hộ gia đình cùng chung tôn giáo, luật tục. Suốt mấy ngàn năm văn hiến, họ nổi tiếng với nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, đóng thuyền, điêu khắc… Ngoài ra, thế mạnh về kinh tế của họ còn có nghề đi biển và nghề trồng lúa nước, hai ngành nghề xuất hiện từ lúc có người Chăm và đất nước Chăm. Cho đến ngày nay thì chỉ còn lại nghề canh tác lúa nước là ngành trọng yếu.

Việc trồng trọt tạo ra lương thực nuôi sống con người nên được người Chăm vô cùng tôn kính, trong cộng đồng có nhiều lễ hội liên quan đến nông nghiệp như Lễ dựng chòi cày là lễ mở đầu công việc đồng áng hàng năm của người Chăm. 

Xem thêm

Lễ hội Ramuwan

Những nghi lễ quan trọng mà các tín đồ người Chăm Bà Ni đều tiến hành vào tháng Ramưwan là đi tảo mộ, dâng cơm cho tổ tiên, nghi lễ tẩy thể và nghi lễ chay tịnh diễn ra tại các thánh đường Hồi giáo (Sang Magik). Vào tháng Ramưwan, các gia đình người Chăm Bà Ni tổ chức đi tảo mộ ở các nghĩa trang của dòng tộc. Người Chăm Bani quan niệm rằng nghi lễ này là một “lời mời” ông bà tổ tiên đến thăm nhà con cháu trong những ngày đầu tháng chay Ramuwan.

Xem thêm

Những điều cần biết về
lễ hội Kate

Lễ hội Katê được tổ chức hằng năm vào đầu tháng 7 Chăm lịch tức khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ tổ tiên, ông bà cũng như tạ ơn các vị thần đã có công dẫn thủy nhập điền, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đầu tháng Bảy của người Chăm, bao gồm Lễ rước y trang, Lễ chính trên đền tháp, Lễ làng sau đó diễn ra phần hội sôi động nhộn nhịp, đó là một dòng chảy quy mô từ nơi cao ở đền tháp đến làng và sau đó ở mỗi hộ gia đình. Vì thế, sự nô nức, sự đặc sắc của lễ hội đã thu hút sự chú ý và tham dự của khách du lịch. Nếu Ramưwan là lễ lớn của người Chăm theo tôn giáo Bà ni thì Katê là lễ hội của người Chăm Bà la môn. 

Xem thêm

Văn hoá Biển
của người Chăm

Người Chăm xưa gắn chặt với biển. Có lẽ, do địa thế miền Trung những đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, nông nghiệp không quá phát triển mà Hải Thương là mũi nhọn của đất nước Champa xưa. Chiêm cảng - Cù lao Chàm khi xưa là hải cảng lớn nhất nhì trong khu vực. Từ những cuộc viễn dương trùng điệp đó, ít nhiều đi vào tiềm thức người Chăm, một tư duy của lòng can đảm, từ đó hình thành một hải sử và “văn hoá biển” của người Chăm.