TẠI SAO MỸ SƠN ĐƯỢC GỌI LÀ “THÁNH ĐỊA"

 

Mỹ Sơn là tên gọi của một làng thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; nơi có Thánh địa tôn giáo linh thiêng của vương quốc cổ Champa (1) Champa là vương quốc ảnh hưởng Ấn Độ giáo, từ yếu tố tinh thần đến áp dụng tổ chức xã hội theo tôn giáo. Những đền thờ, tượng thờ được dựng lên rất sớm từ khi khai quốc nhằm cầu nguyện cho sự thịnh vượng và bình an cho quốc gia. Đó cũng là lý do hình thành thánh địa tôn giáo Mỹ Sơn, gồm nhiều quần thể tháp/đền mà Shiva là vị thần được sùng bái cao kính nhất.

Nhưng vì sao lại chọn thung lũng Mỹ Sơn làm đất thiêng để xây dựng Thánh địa thờ phụng đấng thần-vua Bhadresvara(2) mà không chọn một nơi khác?

Xem thêm

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỘT THÁP CHĂM

Tháp Bánh Ít - Bình Định

Tháp PoDam - Bình Thuận

Tháp Dương Long - Bình Định

Trong Brahman giáo, Meru là một dãy núi thần thoại có nhiều đỉnh. Thần Vishnu tối cao ngự trên đỉnh núi cao nhất. Các vị thần khác, tùy theo mức độ đẳng cấp, ngự ở những đỉnh núi cao thấp khác nhau trong dãy Meru. Meru là một biểu tượng có nguồn gốc trong văn hóa Hindu, sau đó ảnh hưởng đến Phật giáo Ấn Độ. Hình ảnh núi Meru, theo hai tôn giáo này mà truyền nhập khắp thế giới Đông Á. Meru là trung tâm của thế giới đa tầng (mandala), hình tượng này vốn vay mượn từ hình ảnh núi Meru của Brahman giáo. Trong Brahman giáo, núi Meru được hiện thực hóa bằng các kiến trúc theo mô hình đỉnh núi nhọn, gọi là “sikhara” (đền- núi), cũng như vậy trong Phật giáo gọi là “Stupa” (tháp). Về mặt kiến trúc, sikhara có 5 đỉnh (một đỉnh cao ở giữa và 4 đỉnh nhỏ, thấp vây xung quanh) thể hiện tư tưởng ngũ hướng trong thế giới quan của Brahman giáo. Kiểu kiến trúc này đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến kiến trúc kalan Champa. Đó là một tổng thể bao gồm một ngôi đền chính, tiếng Chăm gọi là Kalan, kết hợp với những đền thờ nhỏ, những công trình phụ và những bờ tường thấp bao quanh. Kalan tượng trưng cho ngọn núi thần thoại Meru - trục của vũ trụ, trung tâm hoàn vũ; bao quanh núi Meru là các thiên thể và những đại dương được tượng trưng bằng những ngôi đền nhỏ và những bờ tường thấp.

Xem thêm

Apsara - Vũ Nữ Chăm

   Sáng tác: Amunhan

Xem thêm

YÊU VĂN HOÁ CHĂM